Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên với nhau, trong đó, bên chuyển nhượng sẽ giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng có nghĩa vụ trả một số tiền cho bên chuyển nhượng. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ hợp pháp khi được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Khi đàm phán, thỏa thuận các nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên cần phải quan tâm tới các nội dung chính như sau:
1. Thông tin của các bên: Họ tên, số CMND/Thẻ căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ thường trú, địa chỉ hiện tại, số điện thoại;
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên:
– Bên chuyển nhượng phải chuyển giao đất đủ diện tích, đúng loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng, …
– Bên nhận chuyển nhượng phải trả đủ tiền, đúng thời hạn và phương thức và thực hiện các nghĩa vụ khác theo pháp luật về Đất đai, …
3. Giá chuyển nhượng, tiến độ, phương thức thanh toán theo thỏa thuận của các bên;
4. Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất như hiện có cầm cố, thế chấp;
5. Các trường hợp vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại (nếu có).
Hợp đồng thuê tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê
Khi đàm phán, thỏa thuận các nội dung của Hợp đồng cho thuê tài sản, các bên cần phải quan tâm tới các nội dung chính như sau:
1. Thông tin về tài sản thuê, số lượng, chất lượng của tài sản thuê
2. Thông tin về giá thuê, tiến độ, phương thức thanh toán
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình cho thuê tài sản
4. Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng, bồi thường thiệt hại nếu xảy ra tổn thất cũng như phương thức giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp thiếu một trong các nội dung này, hoặc việc ghi nhận các nội dung này không rõ ràng sẽ dẫn đến việc hiểu sai về hợp đồng, dẫn đến tranh chấp trong thực hiện hợp đồng.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán chuyển hàng hóa cùng quyền sở hữu đối với hàng hóa đó cho bên mua, bên mua hàng có trách nhiệm nhận hàng hóa và có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán hàng; việc giao hàng, thanh toán phải thực hiện theo thời gian, địa điểm và phương thức được thỏa thuận trong Hợp đồng
Aladin Law Firm cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của Quý Khách hàng liên quan đến các nội dung Hợp đồng, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng trong quá trình thực hiện Hợp đồng. Cụ thể như sau:
1. Tư vấn về các điều khoản trong Hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn
2. Tư vấn và tham gia các giai đoạn đàm phán, thương thảo để thực hiện ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa
3. Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo Hợp đồng mua bán hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật
4. Soạn thảo Hợp đồng trên cơ sở yêu cầu của khách hàng và theo quy định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên trong Hợp đồng
5. Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các quy định của pháp luật về Hợp đồng mua bán hàng hóa;
6. Tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán hàng hóa
7. Tư vấn, giải thích toàn diện các nội dung liên quan đến Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Khi đàm phán, thỏa thuận các nội dung của Hợp đồng Hợp tác kinh doanh, các bên cần phải quan tâm tới các nội dung chính như sau:
1. Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
2. Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
3. Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
4. Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
6. Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp