KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CẦN CHÚ Ý NHỮNG THỦ TỤC GÌ?

Trang chủ > Tin tức pháp luật > KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CẦN CHÚ Ý NHỮNG THỦ TỤC GÌ?

KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CẦN CHÚ Ý NHỮNG THỦ TỤC GÌ?
Trong thời đại ngày nay, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp đang được thành lập ngày một nhiều, phần dễ dàng hơn do thủ tục hành chính đang ngày một tối giản. Thay vì những thủ tục thành lập công ty rườm rà và phức tạp trước đây, pháp luật doanh nghiệp đã điều chỉnh lại quy trình thành lập kết hợp với hệ thống số hóa, không còn tốn nhiều thời gian và công sức như trước. Hiện nay, phần lớn công việc có thể được hoàn thiện trực tuyến, đồng thời trường hợp hồ sơ có sai sót sẽ được thông báo ngay lập tức, việc chỉnh sửa hồ sơ cũng sẽ diễn ra thuận tiện hơn.
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về các bước cơ bản để thành lập doanh nghiệp.
 
1. Những nội dung cần chuẩn bị khi thành lập công ty
Để tiến hành soạn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sau đây là những thông tin quan trọng cần được chuẩn bị trước:
- Loại hình công ty (có nhiều loại hình công ty được pháp luật quy định trong Luật Doanh nghiệp, tùy theo nhu cầu của các bên mà theo đó sử dụng loại hình phù hợp);
- Tên công ty dự kiến (Không được phép sử dụng tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các công ty khác đã được đăng ký trước đó, nên chọn 02 đến 03 tên để đề phòng trường hợp bị trùng hoặc bị nhầm lẫn); 
- Địa chỉ nơi đặt trụ sở công ty (là nơi có địa giới hành chính, không được đặt trụ sở ở nhà tập thể hay chung cư);
- Ngành nghề kinh doanh;
- Mức vốn điều lệ (Luật Doanh nghiệp Việt Nam không quy định về mức vốn tối thiểu, trừ những ngành nghề đặc thù có vốn pháp định);
- Người đại diện theo pháp luật (phải là người đáp ứng đủ điều kiện của người có quyền quản lý doanh nghiệp và không nợ thuế/chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế).
 
2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Dựa vào những thông tin đã được cung cấp, chuẩn bị thành phần hồ sơ sẽ bao gồm những văn bản, tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Điều lệ dự kiến của công ty;
- Danh sách thành viên đối với các loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với loại hình công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện pháp luật
 
3. Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty.
Bước tiếp theo sau khi đã hoàn thành chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ nội dung và chữ ký ở các mục cần thiết, tiến hành nộp và theo dõi hồ sơ theo hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đường link https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi đặt trụ sở công ty.
 
4. Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 
Khi hồ sơ được chấp thuận, có thể đăng ký chuyển phát kết quả qua bưu điện hoặc đến nhận trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
 
5. Các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập công ty.
Sau khi công ty được thành lập, để đi vào hoạt động và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, cần phải thực hiện các công việc sau:
- Khắc dấu tròn, dấu chức danh;
- Khai, nộp thuế môn bài;
- Mở tài khoản ngân hàng cho công ty;
- Mua chữ ký số;
- Phát hành hóa đơn điện tử;
- Dán biển công ty tại trụ sở chính (Nên hoàn thiện ngay sau thành lập).
Trên đây là thông tin về những thủ tục liên quan đến quy trình thành lập công ty. Nếu có bất kỳ thắc mắc, xin hãy liên hệ:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trên đây là những thông tin cơ bản về cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty TNHH Một thành viên, nếu có thắc mắc, xin hãy liên hệ:
Hotline: 1900.57.57.73
Email: luatsu@aladinlaw.vn
Trân trọng cảm ơn!