LẬP DI CHÚC CÓ CẦN CHỮ KÝ CỦA TẤT CẢ CÁC CON KHÔNG?

Trang chủ > Tin tức pháp luật > LẬP DI CHÚC CÓ CẦN CHỮ KÝ CỦA TẤT CẢ CÁC CON KHÔNG?

 LẬP DI CHÚC CÓ CẦN CHỮ KÝ CỦA TẤT CẢ CÁC CON KHÔNG?

Lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết là việc không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện nay, Tuy nhiên, khá nhiều người thắc mắc, lập di chúc có cần chữ ký của tất cả các con không?
- Di chúc miệng
+ Di chúc trong trường hợp này chỉ được coi là hợp pháp nếu thỏa mãn các điều kiện nêu tại khoản 5 Điều 630 BLDS sau đây:
+ Người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 02 người làm chứng;
+ Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ;
+ Trong vòng 05 ngày sau này người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
+ Do đó, trong trường hợp này, di chúc sẽ có chữ ký hoặc điểm chỉ của 02 người làm chứng và xác nhận chữ ký của người làm chứng do cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên thực hiện.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
+ Trường hợp này, Điều 634 BLDS quy định, di chúc bằng văn bản có người làm chứng nếu đáp ứng điều kiện:
+ Người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc;
+ Phải có ít nhất 02 người làm chứng;
+ Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng;