TRA CỨU KHẢ NĂNG BẢO HỘ CỦA NHÃN HIỆU

Trang chủ > Thư viện pháp luật > TRA CỨU KHẢ NĂNG BẢO HỘ CỦA NHÃN HIỆU

Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu là bước quan trọng, không thể thiếu khi đăng ký nhãn hiệu. Vậy việc tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu quan trọng như thế nào và trình tự tra cứu ra sao là mối quan tâm của nhiều người. Sau đây, Công ty Luật Aladin sẽ chia sẻ về vấn đề này.

1. Tầm quan trọng của việc tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu

– Tra cứu nhãn hiệu là bước đầu tiên để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Kết quả tra cứu nhãn hiệu là căn cứ để đánh giá nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không.

– Tra cứu các nhãn hiệu đã nộp đơn hoặc đã được cấp bằng nhằm biết được dấu hiệu mình muốn đăng ký bảo hộ có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu khác không, có khả năng được bảo hộ không. Vì nhãn hiệu của bạn chỉ có thể được bảo hộ khi nhãn hiệu mà bạn đăng kí bảo hộ không có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn biểu tượng, nhãn hiệu khác đã được bảo hộ.

– Tránh mất thời gian, chi phí

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu là không khả quan cho khả năng đăng ký, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất chi phí để tiến hành đăng ký cũng như thời gian chờ đợi Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt hồ sơ (bên cạnh thời nghiên cứu, sáng tạo ra một nhãn hiệu mới).

– Kiểm tra tính chính xác: Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa, nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.

2. Tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu

– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

+ Bước 1: Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

+ Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm (đối với nhãn hiệu chữ).

+ Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).

+ Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ  và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ.

Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Lưu ý: Tra cứu trực tuyến trên thư viện số sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là hoàn toàn miễn phí, nhưng không đầy đủ.

– Nộp bộ hồ sơ tra cứu (tra cứu có đối chứng):

Tìm ra nhãn hiệu đối chứng để đánh giá khả năng phân biệt của đối chứng tìm được với các dấu hiệu được mô tả trong đơn đăng ký nhãn hiệu.

Những dấu hiệu nào bị xem là trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đối chứng sẽ không được đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Tra cứu đối chứng cho phép tra cứu bao gồm phần hình và phần chữ của nhãn hiệu nên mức độ chính xác cao hơn.