CHẾ ĐỊNH GIÁM HỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Trang chủ > Thư viện pháp luật > CHẾ ĐỊNH GIÁM HỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

CHẾ ĐỊNH GIÁM HỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Công ty Luật TNHH Aladin xin gửi tới quý bạn đọc, quý Khách hàng bài viết về Chế định giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành.

I. Khái quát chung về giám hộ

Giám hộ được hiểu là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Khoản 1 điều 46 Bộ Luật dân sự 2015). Người được giám hộ bao gồm:

– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;

– Người mất năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, giám hộ được chia thành 02 trường hợp: Giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.

1. Giám hộ đương nhiên

a) Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ được xác định như sau:

– Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

– Trường hợp không có anh chị làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

– Trường hợp không có người giám hộ trong 2 trường hợp trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

b) Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Trong trường hợp không lựa chọn người giám hộ thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

– Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

– Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

– Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ

2. Giám hộ được cử

Giám hộ được cử là hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định, cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử.

Người giám hộ có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử làm người giám hộ. Pháp luật không quy định điều kiện của cơ quan, tổ chức khi làm giám hộ phải là cơ quan tổ chức nào nhưng có thể suy đoán bất cứ cơ quan, tổ chức hợp pháp nào cũng đều có thể là người giám hộ.

II. Một số điểm mới của chế định giám hộ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015

STT Điểm mới Quy định

 

của BLDS 2005

Quy định

 

của BLDS 2015

1 Đăng ký giám hộ Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

 

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 46 Bộ Luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể với trường hợp người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ

2 Đối tượng được giám hộ: người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Không có quy định Bổ sung trường hợp đối tượng giám hộ là: Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

 

(Điểm d, khoản 1, Điều 47 Bộ Luật dân sự 2015)

3 Bổ sung điều kiện đối với người giám hộ Không có quy định Bổ sung thêm điều kiện: Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên (Khoản 4, Điều 49 Bộ Luật dân sự 2015)
4 Bổ sung điều kiện giám hộ của pháp nhân Không có quy định Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

 

1. Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

2. Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

(Điều 50 Bộ Luật dân sự 2015)

5 Quyền và nghĩa vụ của người giám sát việc giám hộ Không có quy định Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

 

a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;

b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ

(Khoản 4, Điều 51 Bộ Luật dân sự 2015)

Trên đây là một số quy định về giám hộ theo quy định của pháp luật hiện hành. Mọi thắc mắc của Quý khách hàng liên quan đến vấn đề này, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ:

CÔNG TY LUẬT TNHH ALADIN

Địa chỉ: Số 15E lô A10 Khu đô thị Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Hotline: 1900 5757 73.