KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC LY HÔN CÓ ĐƯỢC UỶ QUYỀN HAY KHÔNG?

Trang chủ > Thư viện pháp luật > KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC LY HÔN CÓ ĐƯỢC UỶ QUYỀN HAY KHÔNG?

KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC LY HÔN CÓ ĐƯỢC UỶ QUYỀN HAY KHÔNG?

Ly hôn được xem là giải pháp cuối cùng giúp hai bên vợ chồng thoát khỏi bế tắc trong cuộc sống hôn nhân. Nhiều trường hợp một trong hai bên không muốn hoặc không thể trực tiếp tham gia vụ án ly hôn. Vậy vợ hoặc chồng có thể ủy quyền cho người khác tham gia giải quyết ly hôn cho mình không?

Giải đáp vướng mắc này, Luật sư Công ty Luật Aladin có ý kiến như sau:

✔️Đối với vấn đề uỷ quyền khi tham gia tố tụng, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đương sự còn có quyền ủy quyền cho người khác đại diện mình tham gia các hoạt động của quá trình tố tụng. Trong đó, ủy quyền là căn cứ làm phát sinh quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Tùy thuộc vào phạm vi ủy quyền để xác định các quyền và nghĩa vụ tố tụng của người đại diện cho đương sự.

✔️Tuy nhiên đối với vụ án hoặc vụ việc ly hôn, đây được xác định là quyền nhân thân của mỗi bên vợ chồng được quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”

Do đó, trong quá trình giải quyết ly hôn thì các bên phải trực tiếp tham gia giải quyết mà không được ủy quyền cho người khác thực hiện thay cho mình. Vấn đề trên đã được quy định cụ thể hóa tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

 Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng…”

Theo đó, đối với ly hôn, các đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp “cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn; khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần; hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình; đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng; sức khỏe, tinh thần của họ” thì họ là người đại diện theo pháp luật của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc ly hôn, không phải là người đại diện theo ủy quyền.

✔️Tuy nhiên, trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng, trong khi không thể ủy quyền cho người khác thì một trong hai bên vợ hoặc chồng có thể có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Trong trường hợp đó, Tòa án vẫn tiến hành xét xử và khi có phán quyết của tòa án thì cả các bên đều phải tuân theo.

Mọi vướng mắc liên quan trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cần Luật sư tư vấn và hỗ trợ, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 1900.5757.73 để được giải đáp kịp thời.

Trân trọng cảm ơn!