Chuyển nhượng quyền sở hữu và Li-xăng (chuyển nhượng quyền sử dụng) đều là những quyền của chủ sở hữu công nghiệp đối với quyền tài sản mà mình sở hữu. Khác với Li-xăng, khi chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền sẽ không còn bất cứ quyền hạn gì đối với tài sản mình đã chuyển giao. Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp này dựa trên ý chí của chính chủ sở hữu. Trong bài viết này, Aladin Law Firm sẽ tư vấn sơ bộ về quy định của pháp luật và các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
- Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
- Thông tư số 263/2017/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
- Điều kiện chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là nội dung được quy định tại Mục 1 Chương X Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, “chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác” (Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) và phải đáp ứng các điều kiện chuyển quyền như sau:
- Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng quyền trong phạm vi được bảo hộ;
- Không được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý;
- Việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với tên thương mại phải thực hiện cùng với việc chuyển nhượng cơ sở và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó;
- Nhãn hiệu sau khi chuyển nhượng không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; và chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện của người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó (Ví dụ: Nhãn hiệu tập thể chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức/cá nhân là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó).
- Việc chuyển nhượng phải được lập thành hợp đồng với những nội dung chủ yếu sau:
(1) Tên, địa chỉ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;
(2) Căn cứ chuyển nhượng;
(3) Giá chuyển nhượng;
(4) Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Hồ sơ, thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền (02 bản gốc);
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (01 bản gốc hoặc chứng thực);
- Văn bằng bảo hộ (01 bản gốc);
- Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu, trường hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (01 bản gốc);
- Giấy ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp nộp hồ sơ (nếu có);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Lưu ý: Hợp đồng phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải nộp kèm theo bản dịch hợp đồng sang tiếng Việt. Và phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai ở từng trang nếu hợp đồng có từ 02 trang trở lên.
Thẩm quyền: Cục Sở hữu trí tuệ.
Thời hạn: 02 tháng, cụ thể:
- Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cũng như thông tin kê khai chính xác, đúng quy định), khi hết thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
- Nếu xét thấy hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn. (Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo được ký mà người nộp hồ sơ không sửa chữa/sửa chữa không đúng hoặc không có ý kiến phản đối/có ý kiến nhưng không được chấp nhận thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng).
Phí/lệ phí: Phí cơ bản gồm:
- Phí thẩm định: 230.000 đồng;
- Phí đăng bạ: 120.000 đồng;
- Phí công bố: 120.000 đồng.
Lưu ý: Nếu hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, … cho văn bằng bảo hộ thứ 2 trở lên, mỗi văn bằng thu thêm 350.000 đồng bao gồm phí thẩm định, phí đăng bạ. Trường hợp hồ sơ đăng ký cho Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thứ 2 trở lên thì nộp thêm 530.000 đồng, nếu là nhãn hiệu liên kết thì phải nộp thêm 180.000 đồng phí tra cứu.
Kết quả: Được sử dụng các tác phẩm đã đăng ký.
- Các công việc Aladin Law Firm thực hiện
- Tư vấn cho quý Khách quy định của pháp luật hiện hành về Sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp nói riêng và thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
- Soạn hồ sơ đầy đủ và hợp lệ phục vụ cho việc thực hiện thủ tục;
- Đại diện cho quý Khách thực hiện thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Thay mặt quý Khách nhận kết quả và bàn giao lại cho Quý Khách.
Aladin Law Firm cung cấp các dịch vụ hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của Quý Khách hàng liên quan đến thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Xin vui lòng liên hệ tới Công ty Luật TNHH Aladin – số 15E, lô A10, Khu đô thị Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, hotline 1900.57.57.73 để được tư vấn.