Tư vấn giải quyết tranh chấp về Quyền tác giả

Trang chủ > Thư viện pháp luật > Tư vấn giải quyết tranh chấp về Quyền tác giả

Lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và đặc biệt là lĩnh vực quyền tác giả nói riêng đang ngày càng phát triển. Vì thế, các tranh chấp về sở hữu trí tuệ xảy ra khá nhiều. Đây là loại tranh chấp đặc thù xuất phát từ tính chất vô hình của các đối tượng quyền tác giả. Trên thực tế, pháp luật về sở hữu trí tuệ còn mới mẻ và kiến thức về lĩnh vực này chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn. Trong bài viết này, Aladin Law Firm sẽ cung cấp cho Quý Khách hàng một số kiến thức sơ bộ về vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan tới vấn đề về Bản quyền tác giả.

Đọc thêm bài viết :
– TƯ VẤN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM MỸ THUẬT ỨNG DỤNG

– TƯ VẤN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC.

– TƯ VẤN ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH, PHẦN MỀM MÁY TÍNH.

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
  • Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2009;
  • Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
    1. Chủ thể có quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả
  • Tác giả;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả.
    1. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm Quyền tác giả

Theo khoản 1 Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

  • Biện pháp dân sự

Theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các biện pháp dân sự được tòa án áp dụng xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm bao gồm:

  • Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
  • Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
  • Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
  • Buộc bồi thường thiệt hại;
  • Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền tác giả với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền tác giả.
    • Biện pháp hành chính

Theo Nghị định số 131/2013/NĐ-CP, tùy theo loại hành vi, mức độ khác nhau mà việc xử lý vi phạm hành chính đối với từng trường hợp là khác nhau, bao gồm:

  • Cảnh cáo (theo khoản 28 điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
  • Phạt tiền: theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo Điều 3 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP.
    • Biện pháp hình sự

Theo Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tổ chức/cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Các hình phạt theo Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm:

  • Phạt tiền;
  • Cải tạo không giam giữ;
  • Phạt tù;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Đối với pháp nhân thương mại còn có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn và cấm kinh doanh, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn.
    1. Quy trình giải quyết khi bị xâm phạm Quyền tác giả
  • Bước 1: Thông báo cho cá nhân/tổ chức có hành vi xâm phạm

Trước khi gửi đơn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền, chủ thể quyền phải có thông báo cho tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền biết họ đang xâm phạm quyền của chủ thể quyền, yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm đó trong thời gian hợp lý. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ (nếu có), phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm. Nếu sau thời gian đó, tổ chức, cá nhân đã biết họ đang xâm phạm quyền của tổ chức, cá nhân khác, nhưng không tự nguyện chấm dứt hành vi xâm phạm, lúc đó chủ thể quyền có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

  • Bước 2: Gửi đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền tác giả

Thẩm quyền tiếp nhận vụ việc:

  • Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án (Theo khoản 2 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).
  • Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp (Theo khoản 3 Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005).

Hồ sơ cơ bản gồm:

  • Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;
  • Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền (Bản gốc Văn bằng bảo hộ hoặc bản sao có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp các văn bằng)
  • Chứng cứ chứng minh xâm phạm (Bản gốc, bản sao tài liệu mô tả, hiện vật liên quan đến đối tượng bảo hộ; Vật mẫu, hiện vật, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị nghi ngờ chứa yếu tố xâm phạm; Bản giải trình, so sánh sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ).

Aladin Law Firm cung cấp các dịch vụ hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc của Quý Khách hàng liên quan đến giải quyết tranh chấp liên quan đến Quyền tác giả. Xin vui lòng liên hệ tới Công ty Luật TNHH Aladin – số 15E, lô A10, Khu đô thị Nam Trung Yên, đường Nguyễn Chánh, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, hotline 1900.57.57.73 để được tư vấn.